Image default
Kiến thức

5 bí quyết tư vấn bảo hiểm hiệu quả cần nhớ

Quan tâm quá nhiều lợi nhuận, kê khai thông tin hộ khách hàng,… là những điều cấm kị khi tư vấn bảo hiểm. Là một nhân viên tư vấn bảo hiểm cần tuyệt đối tránh 5 điều sau:

Đeo bám khách hàng quá thường xuyên

Là một nhân viên tư vấn khách hàng cần phải có sự kiên nhẫn, kiên trì nhất định. Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là đeo bám lấy khách hàng của mình một cách thái quá và liên tục.

Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và đầy tiềm năng nhưng số  người tiếp cận còn rất hạn chế do bị hiểu nhầm bởi một số tư vấn viên có thái độ đeo bám quá nhiều lần tạo cảm giác cố tình trục lợi từ khách hàng. Từ đó tạo ra những định kiến không đúng về bảo hiểm nhân thọ.

Thực tế hiện nay tình trạng các đại lý bảo hiểm cố tình liên hệ với khách hàng quá nhiều trong thời gian dài, không những không chốt được hợp đồng bảo hiểm, mà vô tình khiến cho khách hàng cảm thấy bị làm phiền, và tư vấn viên còn đang tự làm khó mình khi tự làm mất thiện cảm của khách hàng về bảo hiểm.

Có thể tư vấn viên cho rằng việc gọi điện thường xuyên thể hiện sự quan tâm, nhưng với tập  khách hàng đôi khi lại là sự phiền toái. Nếu khách hàng ngay từ đầu đã có ác cảm với việc tư vấn bảo hiểm thì rất khó có thể để họ tiếp cận thêm và tiến đến mua và sử dụng bảo hiểm.

Lời khuyên hữu ích nhất dành cho các nhân viên tư vấn khách hàng bảo hiểm đó là nên có thái độ từ tốn, tiếp cận khách hàng một cách chủ động. Khi khách hàng hoàn toàn chưa thật sự hài lòng với những thông tin được tư vấn, hoặc khách hàng chưa sẵn sàng tham gia bảo hiểm nhân thọ,tư vấn viên nên để cho khách hàng thời gian để suy nghĩ và tìm hiểu kỹ hơn.

Quan tâm nhiều tới lợi ích cá nhân

Đây là một trong những điều tuyệt đối cấm kị với một nhân viên chăm sóc khách hàng ngành bảo hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hướng tới danh tiếng của chính họ mà còn gián tiếp tạo ra hình ảnh tiêu cực về nghề bảo hiểm cũng như về chất lượng công ty bảo hiểm ấy.

Tạo cho mình mục tiêu hoa hồng bảo hiểm cao không phải là một điều xấu bởi chính nó là động lực giúp cho những tư vấn viên thêm khao khát cống hiến. Tuy nhiên, nếu việc quá quan tâm đến lợi ích cá nhân lên trên quyền lợi của khách hàng lại là điều cực kì không được. Hãy nhớ rằng bạn đừng cố bán thay vào đó hãy giúp khách hàng mua, và đừng quên mang theo trái tim khi đi gặp khách hàng.

Nói xấu công ty bảo hiểm đối thủ

Việc tư vấn viên “dìm” các công ty bảo hiểm đối thủ nhằm mục đích tạo ra sự nghi ngờ của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty bảo hiểm đối thủ đó, đồng thời, cũng là để thu hút người mua tìm đến sản phẩm của công ty mình. Tuy nhiên, những tư vấn viên này không biết rằng, họ không những đang hạ thấp uy tín của các công ty đối thủ, mà còn đang gián tiếp làm xấu đi hình ảnh của chính công ty họ.

Thay vì việc lôi kéo khách hàng theo cách không “đường hoàng” ấy, mỗi tư vấn viên hãy tự biến mình thành người tạo nên sức hút của thương hiệu bảo hiểm đó. Đôi khi chỉ cần được hướng dẫn chu đáo, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của mình, cảm nhận được sự chân thành của người tư vấn, khách hàng lại sẵn sàng kí ngay vào hợp đồng bảo hiểm.

Không gặp trực tiếp người được bảo hiểm

Bảo hiểm sẽ có tới 2 đối tượng khách hàng: bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong nhiều trường hợp, cả 2 đối tượng này có thể cùng là một người, nhưng có thể là bố mẹ tham gia bảo hiểm cho con cái, hoặc con cái tham gia bảo hiểm cho bố mẹ, vợ mua cho chồng, chồng mua cho vợ, mọi chuyện hoàn toàn khác.

Tư vấn viên gặp khách hàng của mình để chốt hợp đồng bảo hiểm là điều tất nhiên, nhưng nếu chỉ gặp bên mua bảo hiểm mà không gặp người được bảo hiểm thì tư vấn viên, dù đang giúp người khác hạn chế rủi ro, tư vấn viên lại gián tiếp tự đẩy rủi ro về phía mình.

Không kê khai thông tin hộ khách hàng

Điều này có thể gây thiệt hại cả cho khách hàng lẫn người tư vấn viên. Vì trong một số trường hợp, khách hàng có quan hệ quen biết với tư vấn viên, hoặc do người mua bảo hiểm quá bận nên họ nhờ đại lý bảo hiểm kê khai thông tin cá nhân hộ hoặc kí thay.

Đôi khi, vì sự cả nể, sai sót khi ghi chép, hoặc nghiêm trọng hơn là trục lợi giữa các cá nhân, những thông tin về khách hàng bị “bóp méo”, trái với sự thật, … gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Thông tin mà khách hàng phải cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm là những thông tin và là cơ sở trong việc thẩm định điều kiện tham gia bảo hiểm của khách hàng. Nếu vi phạm điều này cả khách hàng và nhân viên đều bị liên quan và gây hậu quả.

Nắm trong tay những điều cấm kị này, các nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ tránh được sai sót hoặc rủi ro không đáng có.

 

 

Rate this post
Bookmark and Share

Related posts

Tổ trưởng sản xuất là gì?

Bạn thực sự hiểu về bảo hiểm ô tô tại Việt Nam chưa?

nhungpt

Mua bảo hiểm nhân thọ cho con – cần lưu ý điều gì?

nhungpt

Leave a Comment