Image default
Tin tức

Việt Nam đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử từ năm nào?

Luôn có một giai đoạn sẽ có một sự kiện nào đó thu hút sự quan tâm đặc biệt của hầu hết các doanh nghiệp. Giống như những ngày qua, sự kiện gia hạn nộp thuế đã trở thành chủ đề nhận được sự quan tâm bàn tán của khắp các doanh nghiệp, cá nhân. Khác với sự kiện này, việc áp dụng triển khai hóa đơn điện tử thực sự trở thành điểm nóng bắt đầu từ năm 2019 – 2020 thu hút sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy Việt Nam đã chính thức triển khai sử dụng hóa đơn điện tử từ năm nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những giai đoạn triển khai sử dụng hóa đơn điện tử tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Cùng với xu hướng toàn cầu, tại Việt Nam, ngành thuế đã giới thiệu, triển khai HĐĐT từ năm 2010 với văn bản pháp luật đầu tiên là Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Một cách khái quát, quá trình thí điểm và áp dụng HĐĐT tại Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

-Năm 2010: Hóa đơn điện tử là một trong hình thức hóa đơn hợp pháp được quy định cụ thể tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

– Năm 2015: Bắt đầu thí điểm tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh theo quyết định 1209/QĐ-BTC

– 1/11/2018: Các doanh nghiệp áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử khi cơ quan thuế có thông báo cơ sở thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018

– Kể từ 1/11/2020: Các doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 68/2019/TT-BTC.

sử dụng hóa đơn điện tử

Có thể thấy, việc triển khai hóa đơn điện tử tại Việt Nam được thực hiện lộ trình và có sự chuẩn bị phù hợp trong thời gian dài. Trong đó có thể thấy, năm 2018, 2019 chính là cột mốc đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc triển khai rộng rãi HĐĐT với việc ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC. Sự ra đời của Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã quy định đầy đủ và phù hợp hơn về hóa đơn điện tử, tạo hành lang pháp lý để triển khai áp dụng HĐĐT trên diện rộng.

Với hành lang pháp lý vững chắc cùng với sự nỗ lực của các cơ quan thuế trong việc tập huấn, nâng cao nhận thực của các doanh nghiệp trong việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nắm bắt rõ các quy định về hóa đơn điện tử nên số lượng các doanh nghiệp tham gia sử dụng hóa đơn điện tử đang ngày một tăng cao.

Số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử tăng dần qua các năm đã phản ánh những tiện ích của hình thức hóa đơn này so với hóa đơn truyền thống (hóa đơn giấy). Hơn thế, so với các hình thức hóa đơn truyền thống, chi phí DN bỏ ra để sử dụng hóa đơn điện tử chỉ bằng 1/10. Bên cạnh đó, khi sử dụng hóa đơn điện tử, sẽ giúp doanh nghiệp giảm được đến 70% chi phí liên quan đến quy trình phát hành và 90% chi phí tranh chấp liên quan tới hóa đơn. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ không phải lo mất, hỏng hóa đơn bởi hóa đơn điện tử giảm thiểu tối đa quá trình vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, công tác thống kê, báo cáo cũng đơn giản hơn, giúp hạn chế và ngăn ngừa tình trạng giả mạo hóa đơn, bảo vệ uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Cách tính nộp thuế TNCN dành cho người về hưu có đi làm 

Các tiện ích ưu việt của phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế

Có thể thấy, hóa đơn điện tử đã được triển khai sử dụng ở Việt Nam được một khoảng thời gian và thực sự phát huy hiệu quả được đông đảo doanh nghiệp đón nhận vài năm trở lại đây. Đây chính là tín hiệu cho thấy sự chuyển đổi tích cực của các doanh nghiệp và cơ quan thuế trong việc nâng cao môi trường và chất lượng công việc.
 

Rate this post
Bookmark and Share

Related posts

Chỉ bạn cách nói ngày tháng trong tiếng Nhật “chuẩn Nhật”

Nên chọn chất liệu giả mây hay gỗ cho ghế xa long ngoài trời?

Những điều quan trọng bạn cần lưu ý khi xây nhà ở hướng Tây

Leave a Comment