Image default
Tin tức

Vai trò của Nghị định 109/2013/NĐ-CP trong quản lý giá cả

Giá trị hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ là tiêu thức có thể thay đổi được và được quyết định từ các thành phần như: lượng cung của người bán và mức cầu của người mua. Tuy nhiên, mức giá này có thể sẽ rất hỗn loạn và biến thiên, làm ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu và quyền lợi của người tiêu dùng nếu không có một bên trung gian giúp ổn định và trung hòa giá cả. Đây chính là lúc vai trò của Nhà nước và Chính Phủ nhập cuộc. Để đảm bảo tính bình ổn giá cũng như tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách và văn bản pháp luật quy định rõ ràng đối với từng hành vi có tác động và ảnh hưởng đến mức giá. Một trong số đó phải kể đến Nghị định 109/2013/NĐ-CP về quản lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.

1. Giúp bình ổn giá

Đây là lợi ích đầu tiên và có thể thấy rõ nhất mà Nghị định 109/2013/NĐ-CP mang lại. Nhờ có sự ra đời của Nghị định này mà những hành vi gian lận về giá; hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ; hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;… đã bị hạn chế và thậm chí triệt tiêu đáng kể. 

nghị định 109

2. Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng

Giá cả được ổn định dẫn đến mức cầu của người tiêu dùng có tính tương quan hơn với mức cung của người bán. Họ không phải lo mất một đống tiền cho một loại hàng hóa, sản phẩm mà giá trị không tương xứng. Như vậy, quyền lợi của người tiêu dùng đã được đảm bảo và bảo vệ, giúp họ tự tin chi và đầu tư cho sản phẩm.

3. Tăng sức cạnh tranh

Tạo nên mức giá của hàng hóa, sản phẩm không phải chỉ có mỗi người bán và doanh nghiệp cung ứng. Với sự tham gia của Nhà nước trong việc giúp bình ổn giá, quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo dẫn đến sân chơi cho người bán được mở rộng. Các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa với đủ loại tiêu chí từ giá rẻ cho đến chất lượng, dịch vụ tốt nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Chính từ điểm này mà tính cạnh tranh được tăng cao, giúp nền kinh tế ổn định đồng thời lượng và chất của hàng hóa, sản phẩm cũng được đẩy lên mức tối ưu.

4. Thể hiện vai trò của Chính Phủ

Quản lý tốt giá cả hàng hóa đã thể hiện vai trò quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Đây là nền kinh tế được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là phát triển chủ nghĩa xã hội. 

Vai trò của Nghị định 109/2013/NĐ-CP về quản lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn là không thể phụ nhận nhất là trong bối cảnh kinh tế hội nhập và có sức cạnh tranh cao như hiện nay. Với những chính sách thiết thực, thực tế và đảm bảo quyền lợi cho các thành phần tham gia quan hệ cung- cầu, nền kinh tế Việt Nam đã được ổn định và đảm bảo hơn bao giờ hết.

https://wikibaohiem.com/cong-nghe/

https://wikibaohiem.com/cac-tien-ich-uu-viet-cua-phan-mem-ho-tro-ke-khai-thue/

Rate this post
Bookmark and Share

Related posts

Xu hướng thiết kế nhà chung cư đẹp hiện đại nhất hiện nay

Hướng đặt bàn thờ cho người tuổi Thân hợp phong thủy

nhungpt

Máy rửa bát, thiết bị “thần tượng” trong căn bếp của hội chị em.

Leave a Comment