Image default
Tin tức

Ưu điểm vượt trội khi sử dụng giấy dầu chống thấm

Bên cạnh những vật liệu chống thấm phổ biến như sơn chống thấm, sika chống thấm, nhựa đường chống thấm, xi măng chống thấm…thì còn có một loại vật liệu chống thấm khác cũng đem đến hiệu quả chống thấm cao đó là giấy dầu chống thấm. Vậy giấy dầu chống thấm là gì? ứng dụng của nó ra sao? Nó có những ưu điểm gì? Cách thi công giấy dầu chống thấm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

1. Giấy dầu chống thấm là gì?

Giấy dầu chống thấm là loại giấy có tính dẻo và đàn hồi, được sử dụng để xử lý chống dột, chống thấm và xử lý giảm thiểu sức nóng. 
Giấy dầu chống thấm có cấu tạo từ các thành phần gồm  bitum (nhựa đường), giấy karaf, bột đá và màng chịu cơ.
 

giấy dầu chống thấm hình 1

– Nhựa đường: Ở nhiệt độ thường nhựa đường ở thể rắn. Khi ở trong môi trường nhiệt độ cao nhựa đường là chất kết dính, giúp kết dính bột đá và bịt kín mọi lỗ hổng li ti của giấy để ngăn chặn sự xâm nhập của nước, hơi ẩm, và chống thấm. 

 – Giấy Karaf: Loại giấy này có độ bền tuyệt vời, giấy không bị phân hủy bởi ảnh hưởng của môi trường, có độ bền cao chống lại các tác động cơ học như xé, chống mục nát bởi các tác động từ thời gian và thời tiết khắc nghiệt.

 – Bột đá: Là thành phần giúp ổn định cấu trúc của giấy, làm cho lớp nhựa đường không bị nóng chảy và chống bám dính khi trời nắng hay nhiệt độ cao

 – Mành chịu cơ tính: Thành phần này có tác dụng giúp tăng độ bền của giấy dầu dưới các tác động ngoại lực như: kháng xé, kháng đứng và kháng bục.

>> Xem thêm: Sơn chống thấm tường JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà

2. Ứng dụng của giấy dầu chống thấm

2.1. Giấy dầu chống thấm nhà vệ sinh

Giấy dầu chống thấm có tác dụng ngăn nước hiệu quả nên những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chống thấm nhà vệ sinh bằng giấy dầu chống thấm đơn giản, nhanh chóng, tốn ít thời gian và nhân lực và hầu như nó không chịu ảnh hưởng của thời tiết nắng hay mưa.

giấy dầu chống thấm hình 2

2.2. Giấy dầu chống thấm mái tôn

Không những có tác dụng chống thấm cho mái tôn mà giấy dầu chống thấm giấy dầu chống thấm nhờ sở hữu bề mặt hai lớp là nhôm và silicon nên nó có tác dụng chống ẩm, giảm bức xạ nhiệt và điều hòa nhiệt độ cho công trình. Còn lớp silicon có công dụng làm giảm tiếng ồn do mưa, tạp âm môi trường… cho nhà xưởng, công trình có mái cao, mái tôn… rất tốt. 

giấy dầu chống thấm hình 3

2.3. Giấy dầu chống thấm cho các công trình công nghiệp

Với những công trình công nghiệp thì giấy dầu chống thấm được sử dụng ở những hạng mục như: chống thấm trong các công trình bể lắng chất thải, ngăn cách giữa lớp bê tông và lớp hữu cơ không cho nước, chất độc hại rò rỉ ra môi trường, dùng làm lớp lót chống thấm nền nhà xưởng, kho bãi trong các khu công nghiệp.

2.4. Giấy dầu chống thấm cho các công trình thủy lợi

Với những công trình thủy lợi thì giấy dầu chống thấm được ứng dụng trong các hồ chứa nước, đập thủy điện, giúp ngăn nước thấm qua bê tông gây yếu nền đất, tránh vỡ đập từ đó tăng tuổi thọ cho các công trình thủy lợi.

>> Xem thêm: 

3. Những ưu điểm vượt trội khi sử dụng giấy dầu chống thấm

Giấy dầu chống thấm sở hữu những ưu điểm vượt trội sau đây:

– Giấy dầu chống thấm có độ bám dính cao với khả năng co giãn, kháng nhiệt cực tốt.

 – Giấy dầu chống thấm có giá thành thấp, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trong thi công.

 – Tuổi thọ của giấy dầu chống thấm tương đối cao độ bền có thể lên tới 20 năm.

 – Giấy dầu chống thấm có cường độ chịu lực tốt, có tính kết dính, tính mềm dẻo phù hợp cho mọi loại địa hình.

 – Giấy dầu chống thấm có đặc tính phù hợp với điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt.

 – Thi công giấy dầu chống thấm nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian.

 – Giấy dầu chống thấm có khả năng kháng nhiệt, clo, kiềm loãng, và kháng axit  rất tốt.
 – Giấy dầu chống thấm có khả năng chống thấm nước, hơi nước, chống dột cực tốt.

giấy dầu chống thấm hình 3

4. Thi công giấy dầu chống thấm

Bước 1: vệ sinh bề mặt cần chống thấm

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm khỏi dầu mỡ, cát sỏi, bụi bẩn và các tạp chất. Làm phẳng bề mặt và để khô hoàn toàn.

Bước 2: sơn một lớp sơn lót cho bề mặt cần chống thấm

Sơn một lớp sơn lót lên bề mặt cần thi công. Mục đích của lớp sơn lót bề mặt này là để đảm bảo độ kết dính ở mức cao nhất và hạn chế các tạp chất có thể dính lại ảnh hưởng đến giấy dầu.

Bước 3: Thi công giấy dầu chống thấm

Khi lớp sơn lót khô, tiến hành trải chồng mép giấy dầu chống thấm, sau đó cắt theo kích thước mong muốn. Tiếp đó bạn hãy dán giấy dầu chống thấm đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bỏ lớp màng silicon và dán khít lên bề mặt cần thi công. Lưu ý là phải dán từ giữa ra dần 2 mép. Kết hợp dùng con lăn để tăng khả năng kết dính trên bề mặt.

Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao công trình

Sau khi hoàn tất quá trình dán giấy dầu chống thấm thì hãy tráng lên bề mặt một lớp xi măng có độ dày từ 20 – 50mm để có thể bảo vệ được lớp màng dính của giấy dầu chống thấm.

giấy dầu chống thấm hình 4

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về giấy dầu chống thấm và những ưu điểm vượt trội của nó. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm những hiểu biết về loại vật liệu chống thấm này và biết cách thi công giấy dầu chống thấm một cách hiệu quả nhất nhé.

Rate this post
Bookmark and Share

Related posts

Những thông tin quan trọng bạn cần biết về cisco catalyst 9200

Vinhomes Cổ Loa với thiết kế chuẩn khu đô thị sinh thái xanh

Sơ Lược Về Giá Kin Và Tại Sao Kin Coin Được Quan Tâm 2022

Leave a Comment