Image default
Chưa được phân loại

Thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta

Trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thường tồn tại rất nhiều rủi ro do quãng đường đi dài, và phải qua nhiều công đoạn bốc dỡ, xếp hàng,…từ đó bảo hiểu cho hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời. Tuy vậy, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, bắt nguồn từ nhiều nguyên do mà chúng tôi sẽ phân tích trong bài viết dưới đây.

Hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn tăng trưởng với tốc độ không cao, trung bình 10%/ năm. Đây là con số rất đáng lo ngại bởi Việt Nam là nước có hoạt động xuất nhập khẩu và logistics khá mạnh nhưng việc mua bảo hiểm hàng hóa lại khá ít. Nguyên nhân tại sao?

Thứ nhất: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng cách thức xuất khẩu theo điều kiện thương mại FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF.

Đối với hoạt động nhập khẩu, nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài được chủ động thuê tàu và mua bảo hiểm. Thường thì họ sẽ ký hợp đồng với các công ty của nước họ, các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.

Hai là: do kinh nghiệm hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài thường gặp phải một số vấn đề như: Rủi ro với hàng hóa XNK trong quá trình vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển, rủi ro trong thanh toán, trách nhiệm của sản phẩm và trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quá trình giao thương với đối tác bao gồm cả những thiệt hại không lường trước. Việc xử lý bồi thường ở nước ngoài thường khó khăn do các công ty bảo hiểm không có đại lý, đại diện tại nước xảy ra tổn thất, đặc biệt đối với các vụ tổn thất lớn, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

Xem thêm: Laptops For Working From Home

Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm của Việt Nam còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường, làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.

Ba là: Các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF và coi đó là giải pháp an toàn. Mặc dù tập quán cũ này đã dần thay đổi khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của hệ thống các công ty logistics và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế. Đa phần doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất… Điều này thực sự bất lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa khi họ muốn sử dụng dịch vụ trong nước…

Nhìn chung, muốn cải tiến ngành bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nước ta cần có sự thay đổi đồng bộ từ bản thân các Công ty bảo hiểm, công ty XNK và Công ty logistics.

Nguồn https://wikibaohiem.com/ tổng hợp

Rate this post
Bookmark and Share

Related posts

Liệt kê công việc kế toán viên bảo hiểm phải làm

Ngô Ngọc Diệp

Cách kết nối wifi cho máy tính để bàn

Ngô Ngọc Diệp

Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Leave a Comment