Image default
Tin tức

Quy trình đổ sàn bê tông đúng cách cho nền nhà xưởng

Một công trình thi công sẽ quan trọng nhất đến những yếu tố như móng nhà và nền nhà xưởng bởi những yếu tố trên sẽ góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chung của công trình. Cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tham khảo quy trình đổ sàn bê tông đúng cách cho nền nhà xưởng.

quy trình đổ sàn bê tông hình 1

1. Quy trình đổ sàn bê tông cho nền nhà xưởng

quy trình đổ sàn bê tông hình 2

Chất lượng của sàn bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình bởi nền sàn bê tông là mặt bằng chịu tất cả những áp lực từ máy móc và con người có tải trọng lên đến vài chục tấn/m2.

Quy trình đổ sàn bê tông đúng cách giúp công trình thi công có được lớp nền  móng vững chắc và lớp sơn Epoxy nền nhà xưởng có thể được lên đẹp hơn, đạt chất lượng yêu cầu về độ bóng, bền bỉ.

Quy trình đổ bê tông cho nền nhà xưởng đúng cách bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Bước 1: Tỳ theo công năng sử dụng và thiết kế theo yêu cầu của nền kho, nền nhà xưởng, sàn bê tông được chuẩn bị giúp đáp ứng đủ diện tích và thống nhất về ách đo độ phẳng, độ cần bằng của nền nhà xưởng.
  • Bước 2: Lắp ráp, dựng cốt pha

Định vị vị trí và độ cao của cốt pha dùng cho đổ sàn bê tông theo tiêu chuẩn yêu cầu thiết kế bằng bình thủy tinh hoặc máy kinh vĩ.

  • Bước 3: Chuẩn bị bê tông

Lựa chọn kỹ lưỡng về mác, độ sụt của loại bê tông đạt chuẩn theo yêu cầu của nền nhà xưởng.

Tuỳ theo dạng bê tông có loại ổn định về chất lượng nền khác nhau. Bê tông trộn theo tỉ lệ theo thành phần chuẩn và trộn nguyên khối sẽ giúp sàn bê tông đạt được chất lượng cao hơn về độ ổn định liên kết chặt chẽ hơn so với trộn theo từng mẻ nhỏ. Nên chọn loại bê tông tươi bởi nó có tính ổn định, chất lượng bền bỉ cao, lượng nước vừa đủ, giảm thiểu tình trạng xuất hiện bọt nổi trên bê tông.

  • Bước 4: Rải và gạt bê tông
  • Bước 5: Kiểm tra bề mặt bê tông
  • Xử lý triệt để những vùng bê tông bị lỗi, kém chất lượng.
  • Bước 6: Sau khi rải và gạt bê tông, chờ đến khi lớp bê tông đã rải đông hết, đảm bảo độ cứng, se mặt thì tiến hành thực hiện công tác gạt những lượng nước đọng lại trên bè mặt bê tông bằng máy móc hút chuyên dụng mà không ảnh hưởng đến mặt phẳng của sàn bê tông.
  • Bước 7: Tiến hành xoa nền bê tông để tạo độ phẳng đồng đều bằng máy xoa chuyên dụng dành cho xoa nền bê tông (máy xoa tự hành, máy xoa công nghiệp, mâm xoa siêu phẳng)
  • Bước 8: Sử dụng máy đo Fmin để đo và báo cáo về độ phẳng, cân bằng của sàn bê tông. kết quả chính xác thường được hiển thị sau 24 giờ kể từ thời gian đổ bê tông.

2. Những lưu ý khi tiến hành quy trình đổ sàn bê tông nền nhà xưởng

2.1 Công đoạn chuẩn bị trước khi đổ bê tông

quy trình đổ sàn bê tông hình 3

Dựa trên phương pháp đo mực nước chuẩn, tiến hành lấy cốt sàn nhà xưởng.

Dựa vào mức độ và tiêu chuẩn của địa phương đã có kinh nghiệm thì cốt sàn thấp nhất là 0.

Cần đảm bảo nền đất được đầm và làm phẳng chắc chắn, phục vụ cho nền nhà xưởng chịu những áp lực tải trọng lớn.

2.2 Chống thấm trước khi đổ bê tông

quy trình đổ sàn bê tông hình 4

Sơn Epoxy sơn nền nhà xưởng không có tác dụng và khả năng chống thấm, chịu hơi nước từ dưới lên. Phương pháp chống thấm ngược này chỉ áp dụng cho mặt nền, sàn khô ráo, không thi công trên mặt nền có khí ẩm bốc lên. 

Chống thấm cho sàn bê tông giúp cho bê tông giảm thiểu tình trạng mất nước trong quá trình thuỷ hoá, tiêu hao nước, giúp bảo dưỡng bê tông tốt hơn.

>> Xem thêm: 

 

2.3 Phương pháp chống thấm cho nền nhà xưởng

quy trình đổ sàn bê tông hình 5

Ba phương pháp tiêu biểu, được sử dụng nhiều nhất cho nền nhà xưởng đó là:

  • Sử dụng phương pháp trải lớp vải  địa kỹ thuật hoặc vải dệt kết hợp với sử dụng màng Bitum nhũ tương.
  • Trải Cross hai lớp
  • Sử dụng màng Bitum khò nóng hoặc  dán lạnh

2.4 Đổ bê tông nền nhà xưởng

quy trình đổ sàn bê tông hình 6

Quy trình đổ sàn bê tông nền nhà xưởng cần được tiến hành chắc chắn và đảm bảo chất lượng:

  • Mác bê tông không được nhỏ hơn 250
  • Đảm bảo các khe giãn nở bên trong sàn bê tông
  • Tiến hành cán phẳng bê tông sau 3 tiếng để tạo sàn bê tông đạt tiêu chuẩn về độ khô và có thể đánh bóng, xoa nền giúp cho sơn Epoxy một cách nhanh chóng.

2.5 Bảo dưỡng sàn bê tông

quy trình đổ sàn bê tông hình 7

Trong 28 ngày đầu theo dõi và đánh giá sàn bê tông cần dưỡng ẩm sản bằng cách tưới nước duy trì cách 7 ngày 1 lần.

Khi bề mặt bê tông đạt đến một độ cứng nhất định, bạn cần phải bảo dưỡng thi công cho nhà xưởng có bề mặt bê tông đủ rộng, lượng nước vừa đủ dùng để trộn bê tông.

2.6 Yêu cầu về bê tông cho sàn nhà xưởng

quy trình đổ sàn bê tông hình 8

Quy trình đổ sàn bê tông đúng tiêu chuẩn còn dựa vào chất lượng của bê tông:

  • Đủ mác: Sàn bê tông tiêu chuẩn cần có ít nhất 250 mác, cốt và sàn bê tông cần đủ mác để chịu những tác động lực của nền nhà xưởng.
  • Độ khô ráo: Sàn bê tông cần đảm bảo thoát nước và hút nước giúp tránh xảy ra tình trạng ướt cục bộ
  • Độ phẳng: Bề mặt nền nhà xưởng cần có độ phẳng tương đối giúp đảm bảo khi sơn Epoxy cho nền nhà xưởng sẽ đạt tiêu chuẩn bóng đẹp.
  • Mịn và Xốp: Sàn bê tông có độ mịn và xốp giúp cho sơn Epoxy nền nhà xưởng có thể ngấm sâu, bám dính và liên kết tốt với sàn bê tông tạo độ chắc chắn, bền vững nhất định.

Bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình đổ sàn bê tông tiêu chuẩn đúng cách và những lưu ý hữu ích về quy trình đổ sàn bê tông. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn có thể thi công sàn bê tông như ý muốn.

>> Xem thêm: Lựa chọn sơn nền nhà xưởng cho nhà xưởng, khu công nghiệp

Rate this post
Bookmark and Share

Related posts

Cách tính nộp thuế TNCN dành cho người về hưu có đi làm

Những lý do nên sử dụng vách ngăn văn phòng

Thuê người chăm trẻ ngày Tết 2021

nhungpt

Leave a Comment