Image default
Chưa được phân loại

Quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển đường hàng không (ICC-AIR 1982)

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa, nhà xuất nhập khẩu không chỉ quan tâm đến phương thức vận chuyển, mà còn quan tâm đặc biệt đến các điều kiện thương mại quốc tế để từ đó định ra trách nhiệm trong vận chuyển và chịu rủi ro cho lô hàng. Trong một số điều kiện thương mại quốc tế Incoterms, hàng hóa sẽ được mua cho nhà nhập khẩu. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào nội dung về quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyên đường hàng không.

Các Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm, ví dụ như trường hợp hàng hóa bị méo, móp, vỡ,…

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển bằng đường hàng không không bảo hiểm cho:

– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi cố ý của người được bảo hiểm.

– Rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm.

– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp.

– Gây ra bởi khuyết tật hay tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm.

– Phát sinh từ tình trạng không thích hợp của máy bay, phương tiện vận chuyển, container hay thùng hàng cho việc chuyên chở an toàn đối tượng bảo hiểm.

– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm.

– Phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người chủ, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác máy bay.

– Phát sinh từ năng lượng nguyên tử, hạt nhân, chất phóng xạ.

– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, hành động thù địch.

– Gây ra bởi chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi do không tặc).

– Do mìn, thủy lôi, bom trôi dạt hoặc những vũ khí chiến tranh trôi dạt khác.

– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng, những người tham gia gây rối, phá rối trật tự hoặc bạo động.

– Là hậu quả của đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự.

– Gây ra bởi khủng bố hoặc vì động cơ chính trị.

Để đảm bảo hàng hóa được an toàn và đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu, khi thỏa thuận về điều kiện giao hàng, cần cân nhắc đến những điều kiện có mua bảo hiểm hàng hóa.

Nguồn https://wikibaohiem.com/ tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)
Bookmark and Share

Related posts

Liệt kê công việc kế toán viên bảo hiểm phải làm

Ngô Ngọc Diệp

Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cách xử lý màn hình iPhone 11 Pro Max bị rung hiệu quả nhất

Leave a Comment